Việc tìm hiểu và lựa chọn công nghệ và phương pháp kiểm tra rò rỉ phù hợp với dây chuyền luôn gây ra khó khăn cho nhà sản xuất. Làm thế nào để chọn đúng phương pháp phù hợp với ứng dụng của bạn? Làm thế nào để biết phương pháp kiểm tra rò rỉ đã chọn là phương án tối ưu đối với bạn?
Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên. Trong bài viết, chúng tôi sẽ nêu ra ưu – nhược điểm của 5 loại kiểm tra rò rỉ phổ biến nhất trên dây chuyền sản xuất.
Phương Pháp Bong Bóng Khí (Bubble testing – Dunk Testing)
Đây là phương pháp kiểm tra rò rỉ cơ bản nhất. Bạn sẽ bơm đầy khí vào sản phẩm và nhấn chìm nó vào trong bể nước. Hoặc đơn giản chỉ là nhúng sản phẩm vào trong trước và chờ trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó kiểm tra xem sản phẩm. Nếu xuất hiện bọt khí nổi lên, sản phẩm đó bị lỗi và cần được loại bỏ.
Tùy vào kích thước và nhu cầu kiểm tra rò rỉ, phương pháp có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi độ sâu và thời gian nhúng sản phẩm nằm trong nước.
Ưu điểm:
- Tiết kiêm chi phí trong công đoạn kiểm tra rò rỉ
- Đơn giản, dễ thực hiện
- Không yêu cầu kỹ thuật cao với người vận hành
Nhược điểm:
- Không thể đo lường chính xác mức độ rò rỉ
- Mức độ chính xác phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của người vận hành
- Có thể dẫn tới hư hỏng hoàn toàn sản phẩm do nước tràn vào, hao tổn chi phí
Phương Pháp Phân Rã Áp Suất (Pressure Decay Leak Testing)
Pressure Decay là phương pháp kiểm tra rò rỉ phổ biến nhất hiện nay tại các nhà máy sản xuất. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này khá đơn giản. Bạn làm đầy khí trong bình áp suất cho đến khi nó đạt được áp suất mục tiêu, cắt nguồn khí để cô lập và ổn định áp suất. Dựa vào sự phân rã (thất thoát) của áp suất theo thời gian nhất định, để xác định chất lượng sản phẩm. Độ nhạy của phương pháp này tỷ lệ với kích thước bộ phận và thời gian thử nghiệm.
Với phương pháp này, bạn có thể phát hiện ra các rò rỉ rất nhỏ, và không làm hư hại sản phẩm. Phương pháp này cung cấp nhiều phép đo khác nhau:
Pressure decay – dP and dP/dT (ΔP/ΔT) | Phương pháp phân rã áp suất cơ bản – Đo lượng áp suất thất thoát trong một khoảng thời gian xác định |
Pressure decay with leak standard calibration | Phương pháp kiểm tra rò rỉ với bộ hiệu chuẩn rò rỉ tiêu chuẩn |
Differential pressure decay (dP and dP/T) | Phương pháp phân rã áp suất chênh lệch dựa trên một vật mẫu tiêu chuẩn rò rỉ |
Differential pressure with leak standard calibration | Phương pháp phân rã áp suất chênh lệch dựa trên một vật mẫu tiêu chuẩn rò rỉ cùng bộ hiệu chuẩn rò rỉ tiêu chuẩn |
Volumetric Fill (Sealed Device Leak Test) | Bơm đầy thể tích là bước đầu tiên trong quy trình 2 bước kiểm tra rò rỉ. |
Hãy liên hệ HystrongICL để được tư vấn chi tiết các phương pháp kiểm tra rò rỉ phù hợp với nhu cầu của bạn.
Ưu điểm Pressure Decay:
- Độ nhạy cao – Phát hiện được các rò rỉ rất nhỏ
- Có thể kiểm tra trong môi trường áp suất hoặc chân không
- Có thể hiệu chỉnh các yêu cầu kiểm tra
- Tốc độ thử nghiệm nhanh và chính xác – Tăng năng suất
- Không gây hư hại sản phẩm
Nhược điểm:
- Không phát hiện được vị trí rò rỉ
- Tốc độ kiểm tra sẽ lâu hơn đối với các sản phẩm lớn và yêu cầu tỷ lệ rò rỉ thấp.
Pressure Decay là phương pháp kiểm tra rò rỉ phù hợp với đa số các nhà sản xuất hiện nay. Mức leak rate có thể đo được rất nhỏ, tốc độ kiểm tra nhanh chóng, không gây hư hại sản phẩm và chi phí cho hệ thống lại rất vừa túi tiền.
Tham khảo CTS Sentinel Pressure Decay Leak Test tại đây >>>
Phương Pháp Phân Rã Chân Không (Vacuum Decay Leak Testing)
Trong quá trình thử nghiệm rò rỉ chân không, mẫu thử được kết nối với đường áp suất / chân không và đặt vào buồn thử nghiệm. Buồng thử nghiệm được đóng và làm kín, đồng thời mẫu thử và buồng cungd được hút chân không đến mức áp suất đặt trước. Khi áp suất ổn định, thiết bị sẽ so sánh thay đổi áp suất giữa mẫu thử và buồng thử nghiệm. Trên thực tế, mẫu thử bị rò rỉ thì chênh lệch áp suất giữa nó và buồng thử nghiệm sẽ tăng lên.
Vacuum Decay có chứng năng phát hiện rò rỉ tương tự như Pressure Decay, đó là theo dõi sự thay đổi áp suất. Nhưng về cơ bản thì ngược lại.
So sáng Pressure Decay và Vacuum Decay
Ví dụ: Cùng đặt 1 mẫu thử vào buồng kiểm tra của 2 phương pháp thì:
- Với kiểm tra phân rã áp suất (Pressure Decay), buồng thử nghiệm sẽ được điều áp và nếu có sự suy giảm áp suất trong buồng thử nghiệm thì chứng tỏ mẫu thử bên trong bị rò rỉ.
- Với kiểm tra ohaan rã chân không (Vacuum Decay), mẫu thử được điều áp và nếu có sự gia tăng áp suất trong buồng thử nghiệm thì chứng tỏ có sự rò rỉ từ mẫu thử.
Ưu điểm:
Vacuum Decay Leak Test có đầy đủ các ưu điểm như Pressure Decay Leak Test. Và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường hơn; Tốc độ thử nghiệm cũng nhanh hơn.
- Độ nhạy cao – Phát hiện được các rò rỉ rất nhỏ
- Có thể kiểm tra trong môi trường áp suất hoặc chân không
- Có thể hiệu chỉnh các yêu cầu kiểm tra
- Tốc độ thử nghiệm nhanh và chính xác – Tăng năng suất
- Không gây hư hại sản phẩm
Nhược điểm:
- Yêu cầu về mức chân không được tạo ra phải đạt chuẩn. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới độ nhạy cảm biến.
- Không thể kiểm tra áp suất lớn hơn 14,7 Psi (~ 0,0689 Bar)
Phương Pháp Kiểm Tra Lưu Lượng Dòng Chảy (Mass Flow Leak – SCCM)
Với phương pháp kiểm tra lưu lượng dòng chảy, bạn điều áp không khí vào mẫu thử và đo tốc độ đi vào mẫu thử thấp khi nó được giữ ở áp suất không đổi để xác định độ rò rỉ của bộ phận hoặc xác định tắc nghẽn.
Ưu điểm:
Kiểm tra lưu lượng dòng chảy là một thử nghiệm rò rỉ không phá hủy, lý tưởng cho các rò rỉ lớn và kiểm tra tắc nghẽn (chẳng hạn như khi kiểm tra ống thông hoặc ống y tế) —các ứng dụng thử nghiệm có thể là thách thức đối với các nhà sản xuất.
Nhược điểm:
Độ nhạy của thử nghiệm này đôi khi quá thấp đối với những rò rỉ nhỏ hơn. Ngoài ra, độ chính xác của các kết quả đo phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (phạm vi đồng hồ đo lưu lượng, độ sạch của không khí và độ ổn định áp suất)
Công nghệ này không yêu cầu hiệu chuẩn đối với bộ phận chính. Phù hợp để sử dụng trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm các sản phẩm có sự chênh lệch lớn về thể tích.
Kiểm Tra Rò Rỉ Với Khí Đánh Dấu (Tracer Gas Leak Testing)
Với phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng 1 loại khí chuyên dụng để thực hiện quá trình kiểm tra rò rỉ. Loại khí này sẽ được gọi chung là Khí đánh dấu (hay khí theo dõi). Helium là loại khí được sử dụng phổ biến nhất nhờ đặc tính kỹ thuật của nó.(không cháy, không phá hủy, không độc hại và trơ). Ngoài ra có thể trộn lẫn Nitrogen hoặc không khí khô. Để giảm chi phí sản xuất thì hỗn hợp khí được sử dụng phổ biến nhất là 5% Hydro và 95% Nitrogen.
Đây là một trong những phương pháp kiểm tra rò rỉ và độ kín có độ nhạy cao nhất hiện nay. Với dải đo rò rỉ từ 1×10-4 đến 10-9 scc/s thì Tracer Gas Leak Test có thể đáp ứng mọi yêu cầu thử nghiệm hiện nay.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này về cơ bản là kiểm tra sự thất thoát / tăng lên của Khí đánh dấu trong môi trường.
TracerMate II của Cincinnati-Test System là thiết bị chuyên dụng cho phương pháp kiểm với khí đánh dấu. Click vào đây để tìm hiểu thêm>>>
Ưu điểm:
- Độ nhạy cao
- Thử nghiệm khí theo vết không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc áp suất xảy ra bên trong
- Tìm kiếm chính xác vị trí và mức độ rò rỉ
Nhược điểm:
Độ nhạy của thử nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi khí vết trong khí quyển không được kiểm soát tạo ra tiếng ồn xung quanh. Điều này có nghĩa là bạn phải sử dụng công nghệ khử khí nitơ, thử nghiệm trong gian hàng thử nghiệm hoặc sử dụng thử nghiệm thông số kỹ thuật khối lượng chân không cứng.
—-
Hystrong là Đơn vị ủy quyền Duy Nhất của CTS tại Việt Nam. Với đội ngũ Kỹ Thuật Viên kinh nghiệm.
Liên hệ HystrongICL để nhận tư vấn lắp đặt hệ thống phù hợp nhất! Liên hệ ngay>>>
Facebook: HystrongICL
Hotline: (+84) 865.733.288 (call/zalo)